TRẺ MỌC RĂNG, NHỮNG ĐIỀU CẦN QUAN TÂM (03/05/2012)
Những biểu hiện của trẻ mọc răng như: sốt, quấy trong giai đoạn 6 đến 7 tháng, khiến nhiều bà bà mẹ trẻ cảm thấy bất an, nhất là với những người mẹ lần đầu tiên có bé. Hy vọng với những kiến thức dưới đây sẽ cung cấp cho các bà mẹ những kinh nghiệm về việc chăm sóc trẻ vào giai đoạn rất đáng yêu này.
Làm thế nào để giúp đứa con yêu của mình được phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất? Tất cả những điều các mẹ cần biết sẽ được tìm thấy trong quyển “Trẻ mọc răng, những điều cần quan tâm” của nhãn hàng nổi tiếng trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em – Lucky Baby.
Những dấu hiệu khi bé bắt đầu mọc răng:
Những biểu hiện như: Bé cựa quậy, rối rít và khóc đêm hay chảy nước dãi nhiều hơn, thích cắn, gặm ngón tay, đồ chơi hay bất cứ vật gì bé vớ được và có khi thân nhiệt bé cao hơn nhưng không quá 39oC. Ngoài ra còn có trường hợp lợi của bé sưng và đỏ và bé muốn bú nhiều hơn hoặc bé không muốn bú vì sợ đau, ngũ không ngon giấc,… Là những biểu hiện thường thấy của trẻ mọc răng
Lịch mọc răng sữa :
Thông thường có tất cả 20 răng sữa: 10 hàm trên và 10 hàm dưới, chúng sẽ mọc ở các thời điểm khác nhau tùy theo sức khỏe và thể trạng của bé. Bắt đầu từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 8, bé sẽ mọc 4 răng cửa giữa ở hàm trên và hàm dưới sẽ mọc 4 răng của bên sẽ mọc vào lúc 7 đến 10 tháng. Sau đó, từ 12 đến 16 tháng những chiếc răng hàm đầu tiên xuất hiện, và răng nanh của bé sẽ mọc vào lúc 14 đến 20 tháng. Vào lúc 20 đến 32 tháng thì răng hàm thứ 2 xuất hiện Đó là những chiếc răng sữa đầu tiên trong cuộc đời của bé và những chiếc răng này chỉ tồn tại vài năm rồi sẽ được thay thế bằng răng thật vĩnh viễn
Cách chăm sóc bé khi bé mọc răng:
Nếu bé sốt trên 38,5oC, bạn có thể cho bé uống thuốc hạ sốt, nhưng nên làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với trường hợp Bé cũng có thể đi ngoài phân nhão nhiều lần trong ngày, trong tuần thì bạn vẫn cho ăn uống bình thường. Nếu bé không khỏi thì nên đến gặp bác sĩ nhờ tư vấn. Trong giai đọan này bạn cần giữ vệ sinh răng miệng tốt cho bé. Nhất là sau khi ăn, nên cho bé uống một ít nước lọc để súc miệng và lau răng bằng khăn mềm; hoặc đánh răng cho bé. Nên làm thường xuyên nhiều lần trong ngày. Để tập nhai cho bé, Bạn nên chọn cho trẻ loại đồ chơi bằng chất liệu mềm, có hình tròn. Những đồ chơi vuông thành sắc cạnh rất nguy hiểm vì dễ làm tổn thương lợi và ảnh hưởng không tốt đến quá trình mọc răng của trẻ. Tốt nhất bạn hãy thay thế đồ chơi hàng ngày của bé bằng những miếng lê, táo hay cà rốt nhỏ. Thường xuyên cho bé uống nhiều nước và sử dụng kem dành cho bé mọc răng để lau lợi cho trẻ. Ngoài ra, có thể cho bé uống Paracetamol theo lời khuyên của bác sĩ và chơi đùa cùng bé để giúp bé quên đau trong thời gian này.
Chế độ dinh dưỡng cho bé khi mọc răng
Trong giai đọan này, bạn có thể cho bé ăn 3 bữa cháo mỗi ngày. Cơ thể bé đang mọc răng và vận động nhiều nên có nhu cầu canxi rất cao, bạn nên cho bé ăn tăng cường thêm những món giàu canxi như cà rốt hoặc bí đỏ. Nên cho trẻ ăn dứt điểm từng bữa; tránh hâm lại đồ ăn cho bé.Ngoài ra bé có thể ăn thêm các loại hoa quả tươi và nước ép trái cây hoặc xay nhuyễn. Lượng sữa cần thiết cho bé ở thời kì này là khoảng 500-800ml mỗi ngày, cần bổ sung thêm sữa và phô mai vào các bữa ăn cho trẻ.
Ngoài ra, tình trạng chậm mọc răng ở trẻ còn liên quan đến giảm khả năng hấp thụ vitamin D ở bé. Bạn cần cho bé tắm nắng hàng ngày, mỗi ngày 15-30 phút vào trước 9 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều để cơ thể bé tự tổng hợp vitamin D giúp hấp thu canxi tốt hơn.
Các mẹ cần nhớ, thực đơn cho bé ăn nên đảm bảo các yếu tố chất đường, đạm, tinh bột, chất béo. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng chậm mọc răng ở trẻ.
Mọc răng muộn
Việc con bạn mọc răng chậm hơn một vài tháng so với trẻ bình thường thì cũng chưa có gì đáng ngại. Tuy nhiên giới hạn mọc răng đầu tiên là 12 tháng tuổi. Nếu đến thời điểm 1 năm mà trẻ chưa mọc răng đầu tiên thì nên đưa cháu đến chuyên khoa răng hàm mặt để được bác sĩ thăm khám và theo dõi.
Khi bé 6 tháng tuổi sẽ mọc chiếc răng đầu tiên và khi tròn 3 tuổi thì trẻ mọc đủ 20 răng sữa. Nếu trẻ được 9 tháng tuổi mà chưa mọc răng nào nhưng vẫn phát triển tốt về thể chất và tinh thần thì cha mẹ không cần phải lo lắng vì đó chỉ là vấn đề sinh lý. Còn trường hợp trẻ mọc răng chậm và có một số biểu hiện khác như chậm phát triển chiều cao, cân nặng, ngủ không ngon giấc, đổ mồ hôi trộm ban đêm, lồng ngực lép… thường là do trẻ bị còi xương.
Ở trẻ còi xương sẽ thiếu canxi để phát triển các mầm răng nên răng mọc chậm. Sữa là loại thức ăn giàu canxi nhất và dễ hấp thu nhất. Vì thế muốn trẻ không thiếu nguồn cung cấp canxi các mẹ không nên ăn uống quá kiêng khem sẽ làm giảm chất lượng của nguồn sữa.
Một chất nữa cần thiết cho sự hấp thụ canxi là vitamin D. Có 2 nguồn cung cấp vitamin D cho trẻ là thức ăn và từ ánh sáng mặt trời, trong đó nguồn cung cấp chủ yếu là từ ánh sáng mặt trời (chiếm tới 80%). Do đó bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng bằng thực phẩm cha mẹ cần cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng thường xuyên.