Hôm nay, ngày 19/03/2024 Chuyên sản xuất khăn sữa, khăn lông- 0933 997 168, Giao hàng miễn phí tại Hà Nội, Tp. HCM Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu }
Tin tức
Tin Công ty
Tin Mẹ và Bé
Tin sản phẩm sơ sinh
Tin Tập đoàn Dệt may Việt Nam- Vinatex
Tin tuyển dụng
Tỷ giá Phí vận chuyển
Ngoại tệ Mua vào Bán ra
USD 23075 23245
EUR 24960.98 26533.06
GBP 29534.14 30656.9
JPY 202.02 214.74
AUD 15386.41 16131.86
HKD 2906.04 3028.6
SGD 16755.29 17427.08
THB 666.2 786.99
CAD 17223.74 18058.21
CHF 23161.62 24283.77
DKK 0 3531.88
INR 0 340.14
KRW 18.01 21.12
KWD 0 79758.97
MYR 0 5808.39
NOK 0 2658.47
RMB 3272 1
RUB 0 418.79
SAR 0 6457
SEK 0 2503.05
(Nguồn: Ngân hàng vietcombank)
Giá vàng
Loại Mua vào Bán ra
Vàng SJC
Vàng SBJ
(Nguồn: Sacombank-SBJ)
Kết quả
Dưới đây là 5 giải đáp thường gặp trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ:

Đăng ngày: 24/11/2012 14:51
Dưới đây là 5 giải đáp thường gặp trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ:
    Dưới đây là 5 giải đáp thường gặp trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ:

Dưới đây là 5 giải đáp thường gặp trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ:

1. Tôi có nên tránh thức ăn gây ợ hơi và gia vị để ngăn ngừa bé bị đầy hơi?

- Rất nhiều người mẹ nghĩ rằng một số thực phẩm như hoa quả họ cam quýt, đậu đỗ, súp lơ xanh, ớt chuông, tỏi và hành thì không nên ăn trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Mẹ ăn những thức ăn này trong tháng đầu tiên có thể gây nên hiện tượng “đau bụng 24h” cho bé, tức là bé có những cơn đau bụng (thường là vô hại) gây nên quấy khóc khó dứt trong khoảng 24 tiếng sau khi mẹ ăn. Sau tháng đầu tiên, bạn có thể một món trong số các thực phẩm trên tại một thời điểm và xét xem bé có quấy khóc trong vòng 24 tiếng sau khi mẹ ăn không.

Tuy nhiên, nếu bạn ăn những món trên trong thời gian mang thai thì chúng hoàn toàn không ảnh hưởng tới em bé.

Tóm lại, bạn không nên kiêng khem quá, trừ khi thật cần thiết. Một chế độ dinh dưỡng đa dạng cho mẹ sau sinh sẽ giúp bé có đủ dinh dưỡng, cũng như làm quen với nhiều mùi vị khác nhau, do bé được nếm từ những thứ mẹ ăn vào thông qua sữa.

2. Ngực của tôi cương lên như quả bóng. Tôi phải làm sao?

- Cho con bú thường xuyên là cách tốt nhất để giảm cương vú cho mẹ - dấu hiệu điển hình xuất hiện khoảng 72 tiếng sau sinh và có thể kéo dài hàng tuần hoặc cho tới khi hệ thống sản xuất sữa hoạt động tốt. Trong thời gian này, bạn nên cho con bú mẹ 8-12 lần mỗi ngày hoặc mỗi 2-3 tiếng một lần, trong vòng vài tuần đầu tiên.

Trước mỗi cữ bú, bạn nên áp một miếng gạc ấm hoặc dùng tay vắt bỏ chút sữa để ngực mềm, giúp bé “bám” tốt.

3. Tôi lo mình không đủ sữa cho con bú?

- Nếu bạn cho con bú đều đặn, ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ thì bạn không lo là sẽ thiếu sữa cho con. Nếu bé ngủ ngon một vài tiếng sau cữ bú, đi tiểu thường xuyên, nước tiểu trong, tăng cân đều thì bé đã bú đủ sữa mẹ.

Sự sản xuất sữa mẹ dựa trên “quy luật cung – cầu”; do đó, để đảm bảo sữ mẹ tiết đều thì điều quan trọng là bạn cần cho con bú liên tục. Những ngày đầu sau sinh, bạn có thể cho con bú nhiều hơn. Trong thực tế những vấn đề như vàng da, sụt cân ở bé hoặc tắc sữa ở mẹ sẽ giảm hẳn nếu mẹ cho bé bú nhiều trong vòng 3 ngày đầu tiên.

Điều quan trọng là mẹ cần ăn tốt, uống đủ (sữa, nước…), tránh tập luyện quá sức và ngủ nhiều giấc ngắn ngay khi có thể.

Một vài trường hợp, bạn có thể dùng máy vắt sữa để tăng lượng sữa mẹ cho con bú. Bắt đầu bằng việc vắt 30-60ml sữa trong vòng 30-45 phút trước khi cho bé bú cữ đầu tiên vào buổi sáng. Sau đó, bạn có thể vắt khoảng 2-3 lần sữa nữa trong ngày. Sữa đã vắt có thể bảo quản trong tủ đông hoặc ngăn đá tủ lạnh để bé dùng dần.

4. Tôi phải đi làm khi con mới 3 tháng. Liệu có nên cho bé bú bình?

- Khi bé bú tốt (thường khoảng 2-4 tuần tuổi) bạn có thể vắt sữa mẹ, bỏ vào bình rồi cho bé ti một lần mỗi ngày. Đừng đợi tới khi bé trên một tháng mới tập cho bé bú bình bằng sữa mẹ vì bé có thể không quen nên từ chối. Cũng không nên cho bé bú sữa mẹ trong bình quá một cữ mỗi ngày.

Với bé 3 tháng vẫn cần bú mẹ hoàn toàn. Do đó, tùy tính chất công việc, bạn có thể thu xếp để cho con bú hoặc vắt sữa rồi để bé được bú sữa mẹ trong bình.

5. Đầu ti của tôi khô và nứt. Tôi phải làm gì?

- Đau, nứt đầu ti khá phổ biến, có thể do bé bám ti mẹ không đúng cách. Khi bạn cho con bú, cần đảm bảo bé ở vị trí đúng, với bụng bé chạm vào người mẹ, cổ của bé không bị ưỡn hay gập quá mức. Bé cần ngậm cả quầng vú mẹ, chứ không phải chỉ nhay ở đầu ti.

Nếu điều chỉnh tư thế cho con bú không mang lại hiệu quả, bạn có thể đi khám để bác sĩ kiểm tra và cho thuốc.

Ngọc Huê

| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận
  Tin cùng loại cũ hơn
8 quy tắc để cha mẹ khi lựa chọn đồ chơi cho trẻ
TRẺ MỌC RĂNG, NHỮNG ĐIỀU CẦN QUAN TÂM
Định hướng cho bé theo năng khiếu,trí thông minh
Thương mại điện tử
Xem giỏ hàng
Thanh toán
Tin mới đăng
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tp. HCM- 0933 997 168(ZALO)
LIÊN KẾT WEBSITE
Số lượt truy cập: 582.735
Tổng thành viên: 39
Đang mua hàng:  6