Hôm nay, ngày 19/03/2024 Chuyên sản xuất khăn sữa, khăn lông- 0933 997 168, Giao hàng miễn phí tại Hà Nội, Tp. HCM Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu }
Tin tức
Tin Công ty
Tin Mẹ và Bé
Tin sản phẩm sơ sinh
Tin Tập đoàn Dệt may Việt Nam- Vinatex
Tin tuyển dụng
Tỷ giá Phí vận chuyển
Ngoại tệ Mua vào Bán ra
USD 23075 23245
EUR 24960.98 26533.06
GBP 29534.14 30656.9
JPY 202.02 214.74
AUD 15386.41 16131.86
HKD 2906.04 3028.6
SGD 16755.29 17427.08
THB 666.2 786.99
CAD 17223.74 18058.21
CHF 23161.62 24283.77
DKK 0 3531.88
INR 0 340.14
KRW 18.01 21.12
KWD 0 79758.97
MYR 0 5808.39
NOK 0 2658.47
RMB 3272 1
RUB 0 418.79
SAR 0 6457
SEK 0 2503.05
(Nguồn: Ngân hàng vietcombank)
Giá vàng
Loại Mua vào Bán ra
Vàng SJC
Vàng SBJ
(Nguồn: Sacombank-SBJ)
Kết quả
Đọc' triệu chứng sốt ở trẻ để dùng thuốc đúng

Đăng ngày: 26/11/2012 12:57
Đọc' triệu chứng sốt ở trẻ để dùng thuốc đúng
    Đọc' triệu chứng sốt ở trẻ để dùng thuốc đúng Trẻ sốt nhẹ dưới 38 độ, có thể nghi ngờ nhiễm virus cảm cúm thông thường, 4-5 ngày sẽ khỏi. Bé sốt rất cao trên 38,5-39 độ kèm đau họng, nghi ngờ có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết A.

Đọc' triệu chứng sốt ở trẻ để dùng thuốc đúng

Trẻ sốt nhẹ dưới 38 độ, có thể nghi ngờ nhiễm virus cảm cúm thông thường, 4-5 ngày sẽ khỏi. Bé sốt rất cao trên 38,5-39 độ kèm đau họng, nghi ngờ có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết A.

Thần kinh trung ương có “trung tâm điều nhiệt”. Khi có tác nhân lạ (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng...) gọi là kháng nguyên xâm nhập thì hệ thống miễn dịch của cơ thể lập tức hoạt động, sinh ra kháng thể để chống lại. Quá trình đó sẽ sinh ra nhiều năng lượng làm cho nhiệt độ cơ thể lên cao. Trung tâm điều nhiệt phải chỉ huy, buộc cơ thể đề kháng lại bằng phản ứng sốt làm cho nhiệt thoát ra bên ngoài.

Vậy sốt là một phản ứng đề kháng có lợi. Lợi thứ nhất là làm cho thân nhiệt hạ hạ xuống. Nếu không sốt, nhiệt không thoát ra bên ngoài được, cơ thể tiếp tục bị hâm nóng, sẽ có hại. Lợi thứ hai là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị bệnh. Căn cứ vào nhiệt độ lúc sốt và cách sốt có thể hiểu một phần nguyên nhân.

Lợi thứ ba là cho biết dấu hiệu sinh tồn. Trẻ còn sốt và sốt cao chứng tỏ là trẻ còn sống, còn sức đề kháng. Kinh nghiệm lâu đời làm cho bà mẹ có phản ứng tự nhiên là lúc ngủ với con bị bệnh thường sờ xem con còn nóng (sống) hay lạnh ngắt (chết).

Sốt cũng có mặt hại. Thứ nhất sốt cao và/hoặc kéo dài sẽ mệt nhọc, kém ăn, mất ngủ, suy nhược. Thứ hai sốt cao và/hoặc kéo dài gây mất nước, muối. Mất nước, muối sẽ làm cho máu bị cô đặc lại, huyết áp hạ xuống, máu khó đi đến các cơ phận, tim đập nhanh lên để bù song đập nhanh quá sẽ bị loạn và suy. Sự mất muối và nước làm mất cân bằng điện giải, gây nhiều hệ lụy khác ở tế bào, ở các tổ chức. Sốt trong bệnh sốt xuất huyết là điển hình cho tác hại kiểu này.

Thứ ba sốt cao sẽ gây cơn co giật. Co giật nặng sẽ để lại di chứng não có khi là di chứng rất nặng nề.

Bà mẹ cần có thái độ và cách làm đúng khi con sốt. Cần dùng nhưng không nên loay hoay mãi chỉ với thuốc sốt mà không hiểu vì sao dùng mãi không hết sốt. Khi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng... chưa bị loại ra khỏi cơ thể thì quá trình chống lại chúng vẫn tiếp tục, thân nhiệt vẫn còn tăng và trung tâm điều nhiệt vẫn hoạt động, nên không thể nào hết sốt. Hãy đưa con đến cơ sở y tế. Thầy thuốc sẽ tìm và cho thuốc chữa nguyên nhân. Thuốc chữa nguyên nhân mới chính là thuốc cắt sốt, còn thuốc sốt chỉ là thuốc phụ trợ, có tác dụng ức chế một phần trung tâm điều nhiệt làm giảm sốt, chứ không cắt được sốt.

Cần dùng sớm nhằm giảm tác hại do sốt cao gây ra song không nên muốn hết nhanh hết sốt ngày dùng nhiều loại và liều cao thuốc sốt. Dùng thuốc sốt mạnh liều cao, trẻ có thể sẽ bị ngộ độc.

Những trường hợp sốt thông thường và cách giải quyết

Trẻ có thể bị sốt rất nhẹ, hâm hấp nóng (dưới 380C). Thường hay xảy ra vào mùa đông xuân. Có thể nghi ngờ trẻ bị nhiễm virus gây cảm cúm thông thường. Nếu trẻ khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, trong khoảng 4-5 ngày virus tự thoái lui, không nhất thiết phải dùng thuốc sốt, nếu có thì cũng chỉ dùng loại thông thường bao gồm các thảo dược.

Trẻ có thể lúc đầu sốt nhẹ, ngay sau đó sốt cao (khoảng 38,5oC). Có thể nghi trẻ bị nhiễm một loại vi khuẩn nào đó. Cần dùng thuốc sốt sớm, nếu dùng muộn, trên đường đến viện bé có thể sốt cao hơn rồi co giật. Thầy thuốc sẽ dựa vào lâm sàng và xét nghiệm, xác định nhiễm khuẩn gì, cho dùng kháng sinh thích hợp. Bà mẹ không nên tự ý chọn kháng sinh cho trẻ.

Trẻ có thể bị sốt rất cao (trên 38,5-39oC) rất đột ngột kèm theo đau họng. Trường hợp này nghi ngờ có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết A (S. hemoliticque group A). Phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế, nếu đúng thì phải dùng kháng sinh đặc hiệu (tiêm penicilin, liều cao). Theo phác đồ điều trị, từ khi nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết đến khi dùng kháng sinh diều trị ở phải trong vòng 10 ngày.

Trẻ chỉ hâm hấp nóng về buổi chiều, kém ăn, suy yếu, dùng thuốc sốt không đáp ứng, không dứt, nên khám xem có bị sơ nhiễm lao không?

Trẻ ho là chính, lúc đầu có sốt rất nhẹ không đáng kể song cứ ho dai dẳng hàng tháng. Nên khám xem có phải bị ho gà không?

Cần nắm tình hình dịch tại địa phương có cách xử lý phù hợp:

Trong vùng có dịch H5N1 nếu trẻ sốt cao, kéo dài có các dấu hiệu bất thường nên đưa đến trạm vệ sinh phòng dịch hay khoa lây bệnh viện khám. Nếu mắc thì cho dùng kháng sinh đặc hiệu sớm (kháng sinh này chỉ có hiệu lực khi chưa có biến chứng).

Trong vùng có sốt rét nếu trẻ sốt thì cần nghĩ đến bệnh sốt rét do ký sinh trùng và đến trạm hay phòng khám khu vực xét nghiệm lam máu. Nếu có ký sinh trùng thì sẽ được cấp thuốc sốt rét chứ không phải dùng thuốc sốt thông thường. Trong vùng có dịch sốt xuất huyết nếu có sốt kèm theo xuất huyết trên da thì đưa trẻ đến trạm y tế, trạm vệ sinh phòng dịch để dùng thuốc sốt và có thể cho uống hay truyền dịch nếu cần.

Trẻ quá nhỏ rất dễ bị co giật do rất nhạy cảm. Trẻ có tiền sử bản thân hay gia đình có động kinh thì thường dễ bị cơn co giật sớm hơn trẻ bình thường. Với hai đối tượng này cần dùng thuốc hạ nhiệt sớm. Thuốc sốt chỉ hạ nhiệt xuống ở mức bình thường không hạ xuống dưới ngưỡng đó nên việc dùng sớm này không có hại gì.

Nên và không nên dùng thuốc nào?

Nên dùng thuốc đơn paracetamol: paraceramol với liều dùng để hạ sốt không gây độc cho gan, được coi là thuốc lành tính, có thể dùng cho trẻ mọi lứa tuổi. Chỉ khi dùng liều rất cao (người lớn trên 8-10 g) hay khi dùng cho người nghiện rượu (glutathion không sản xuất đủ hay bị cạn kiệt do dùng hoa giải rượu) thì mới gây độc gan. Như vậy khi dùng cho trẻ chỉ cần dùng đúng liều; với trẻ em lớn hơn thì không cho uống thêm loại có rượu (bia) sẽ an toàn. Liều cho trẻ em ghi rất rõ trên bao bì sản phẩm, nếu mua lẻ không có nhãn, cần hỏi người bán thuốc.

Không dùng trùng lặp: Paracetamol sau khi dùng khoảng 30 phút mới có hiệu lực hạ sốt. Phải đợi. Không nên nôn nóng dùng thêm biệt dược khác. Vì paracetamol có nhiều biệt dược nên có khi dùng biệt dược tưởng là mới nhưng thực chất cũng là biệt dược chứa paracetamol, như thế sẽ trùng lặp, quá liều (ví dụ vừa dùng viên parcetamol uống, vừa dùng thuốc đạn nhét hậu môn cũng có paracetamol).

Chọn dạng dùng thích hợp: Với trẻ nhỏ hơn 5 tuổi nhất là dưới 2 tuổi nên dùng gói thuốc bột, khi pha vào nước sẽ tan ra, cho dung dịch có mùi thơm, rất để uống, dễ phân liều cho trẻ nhỏ tuổi. Với trẻ trên 5 tuổi có thể dùng viên có hàm lượng không quá 500 mg (để tránh việc quá liều, nếu phân viên ra 2 lần dùng cũng dễ).

Với trẻ nhỏ dùng dạng viên nhét hậu môn rất thuận lợi, song không dùng được cho trẻ có tổn thương viêm loét hậu môn.

Không được dùng aspirin: Khi trẻ bị nhiễm virus mà dùng aspirin thì bị hội chứng Reye với biểu hiện phù não, thoái hóa thần kinh não, suy gan nhiễm mỡ tiến triển nhanh chóng, gan to chứa đầy các không bào chứa mỡ; rất dễ tử vong; nếu cấp cứu kịp thời có thể cứu sống nhưng để lại di chứng. Ngoài ra, asprin còn có thể gây ra các tại biến khác như với người lớn (trên đường ruột, trên hô hấp, trên huyết áp, trên hệ thống đông máu) nhưng dễ xẩy ra hơn (do sinh lý trẻ em). Do vậy, không dùng aspirin cho trẻ dưới 15 tuổi.

Tránh và thận trọng khi dùng loại phối hợp:

Panaadol extract: Giảm đau hạ nhiệt rất mạnh vì có cả paramol và ibuprofen cùng hiệp đồng tác dụng. Chỉ dùng cho người lớn và trẻ lớn hơn 12 tuổi khi có cơn dau đữ dội. Thuốc có thể gây quá mẫn, phát ban mày đay, phù mạch, co thắt phế quản khó thở, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa và nếu dùng liều cao còn có thể hại cho gan và thận. Không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi vì những lý do trên đồng thời có ibupren không lợi cho thận của trẻ nhỏ.

Effferalgan codein: Dùng khi sốt và đau mà dùng riêng thuốc hạ nhiệt giảm đau đơn thuần không đáp ứng cho người lớn và trẻ em có thân trọng trên 15 kg. Không dùng cho trẻ em có thân trọng dưới 15 kg (hoặc dưới 5 tuổi) vì có codein gây nghiện và có thể gây ra các bất thường như táo bón, buồn nôn, buồn ngủ, chóng mặt, khó thở, có các phản ứng trên da.

Các loại thuốc cảm mua không cần đơn (OTC) có nhiều loại, thành phần ngoài paracetamol còn có một hay đủ các chất phối hợp khác như: phenylpropanolamin, pseudoephedrin, phenylephrin, chlopheniramin. Ba chất đầu có tính cường giao cảm làm giảm sung huyết mũi, chống ngạt mũi nhưng lại gây tăng huyết áp, tim nhanh, đánh trống ngực, đau thắt ngực; riêng pseudoephedrin gây nghiện, phenylpropanolamin gây chảy máu não màng não. Khi thật cần mới dùng cho trẻ nhưng tránh dùng quá liều, kéo dài. Lưu ý loại biệt dược phối hợp có những loại chỉ dùng cho trẻ có độ tuổi nhất định như decolgen chỉ dùng cho trẻ trên 13 tuổi, có loại không dùng cho trẻ mà chỉ dùng cho người lớn.

Dù là loại thuốc mua không cần đơn (OTC) nhưng nếu chưa hiểu kỹ bà mẹ cần hỏi bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng.

Theo Sức khỏe Đời sống

| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận
  Tin cùng loại cũ hơn
Tắm bé sơ sinh đúng cách
Dưới đây là 5 giải đáp thường gặp trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ:
8 quy tắc để cha mẹ khi lựa chọn đồ chơi cho trẻ
TRẺ MỌC RĂNG, NHỮNG ĐIỀU CẦN QUAN TÂM
Định hướng cho bé theo năng khiếu,trí thông minh
Thương mại điện tử
Xem giỏ hàng
Thanh toán
Tin mới đăng
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tp. HCM- 0933 997 168(ZALO)
LIÊN KẾT WEBSITE
Số lượt truy cập: 582.771
Tổng thành viên: 39
Đang mua hàng:  5